Cuộc chiến của bộ 3 hàng không giá rẻ Đông Nam Á

Product Code: Cuộc chiến của bộ 3 hàng không giá rẻ Đông Nam Á
Availability: In Stock
$0.00
Qty:
- +
 
Price:
Cuộc chiến của bộ 3 hàng không giá rẻ ĐNA
 
 Lion Air, Tiger Air và Air Asia được coi là bộ ba quyền lực trong mảng hàng không giá rẻ Đông Nam Á, nổi lên sau các cuộc suy thoái kinh tế.
 
Trong cơn bão giá, sự xuất hiện của những hãng hàng không giá rẻ đã khiến không ít các ông lớn trên thế giới phải nhìn theo và chấp nhận họ chính là đối thủ không hề nhỏ của mình. Ngày nay mạng lưới các chuyến bay của các hãng này đang dần phủ kín trên toàn cầu. Và không thể phủ nhận một thực tế là một số hãng hàng không giá rẻ Đông Nam Á đã làm thế giới phải sửng sốt về mật độ "phủ sóng" của mình trên trường quốc tế.
 
Bộ ba quyền lực và cuộc chạy đua tậu máy bay
 
Lion Air (Tên đầy đủ là PT Lion Mentari Airlines ), có trụ sở chính tại Jakarta, Indonesia là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mở ra một xu hướng mới cho sự phát triển mới của ngành hàng không. Sau Lion Air, hàng loạt các hãng hàng không giá rẻ Tiger Airway, Thai Airway... và Jetstar Pacific Airlines xuất hiện ở thị trường Việt Nam.
 
Cuộc chiến của bộ 3 hàng không giá rẻ Đông Nam Á
 
Thật khó hình dung sự phát triển mạnh mẽ của Lion Air, một hãng mới 12 năm tuổi kể từ khi được thành lập năm 2000 với 1 chiếc máy bay phục vụ một tuyến bay nội địa Jakarta-Pontianak, vừa qua đặt mua tới 230 chiếc Boeing 737 trị giá 22,4 tỷ USD.
 
Lion Air hiện có đội bay 67 chiếc, phục vụ các tuyến bay quốc tế và nội địa tới 35 thành phố, bao gồm cả Singapore và Kualalumpur. Singapore có kết nối hàng không với 5 thành phố của Inđônêxia, và việc bổ sung thêm máy bay của Lion Air có nghĩa là các chuyến bay sẽ thường xuyên hơn với mức giá có thể thấp hơn.
 
Theo nhiều nguồn tin thì với chi phí thuộc diện "khủng" này, không hề dễ dàng cho Lion Air trong việc thanh toán. Tuy nhiên đại diện của hãng khẳng định họ có kế hoạch và có khả năng để giải quyết ổn thỏa vấn đề tài chính. Bỏ qua những khó khăn tiềm ẩn đó, thế giới có thể nhìn thấy một nỗ lực lớn và có phần vô cùng táo bạo của Lion Air trong cuộc chiến mở rộng vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.
 
Lãnh địa hàng không giá rẻ của Đông Nam Á còn có sự tham gia của Tiger Airways. Được hợp nhất tháng 9/2003 ngay sau khi hãng Valuair giải thể, Tiger Airways nay hiện là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất hoạt động ngoài Singapore tính về lượng hành khách vận chuyển.
 
Cuộc chiến của bộ 3 hàng không giá rẻ Đông Nam Á
 
Tiger Airways mới đây đã mua lại 33% cổ phần hãng hàng không PT Mandala Airlines của Indonesia. Vụ thâu tóm này là một phần trong kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của hãng trên thị trường khu vực cũng như quốc tế.
 
Bên cạnh đó, Tiger Airways đã lên kế hoạch mua thêm nhiều máy bay trong đó có dòng A320 để nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường lộ trình các chuyến bay. Hiện, Tiger đang có khoảng 40 máy bay A320 hoạt động và có dư định sẽ tăng số lượng lên 68 chiếc vào tháng 12 năm 2015.
 
Theo dự đoán của nhà sản xuất máy bay Boeing, khu vực Đông Nam Á sẽ cần khoảng 2750 chiếc máy bay trong khoảng thời gian 2011- 2030 với tổng trị giá lên tới 410 tỷ USD. Hầu hết là máy bay cánh đơn kiểu 737- sự lựa chọn an toàn và phù hợp cho các hãng hàng không dân dụng.
 
Nổi bật trong lĩnh vực hàng không giá rẻ phải kể đến AirAsia. Đây được xem là hãng hàng không hàng đầu giá rẻ Châu Á được thành lập với giấc mơ biến các chuyến bay thành có thể đối với tất cả mọi người.
 
Cuộc chiến của bộ 3 hàng không giá rẻ Đông Nam Á
 
Với mạng lưới đường bay kết nối hơn 20 nước, cùng với các hãng hàng không liên doanh khác, AirAsia X, Thai AirAsia và Indonesia AirAsia, tiêu chí của AirAsia là "Giờ đây Ai cũng có thể bay".
 
Cũng trong kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, AirAsia đã khẳng định đẳng cấp của mình khi đặt mua 100 chiếc máy bay A320 của nhà sản xuất Airbus vào hồi tháng 7/2011. Trước đó hãng cũng đã đặt mua 200 chiếc máy bay dân dụng của Airbus. Tổng trị giá của những đợt mua bán này lên tới 27 tỷ USD. Đây cũng trở thành đơn đặt hàng được cho là lớn nhất đối với nhà sản xuất máy bay này.
 
Mục tiêu của AirAsia là nâng tổng số máy bay của hãng từ 93 chiếc lên con số 500 cho đến năm 2020 để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách di lịch tại châu lục được cho là bùng nổ kinh tế này cũng như giữ vị thế số 1 của mình tại thị trường.
 
Chủ tịch hãng Boeing tại Đông Nam Á cho biết, hầu hết các hãng hàng không châu Á có kế hoạch không chỉ nâng cấp các máy bay hiện có mà họ còn mua thêm. "Chúng tôi cho rằng, tại châu Á số lượng máy bay với sẽ đạt khoảng 80%".
 
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch máy bay tại các quốc gia trong khu vực và thế giới đã thúc đẩy số lượng hành khách gia tăng một cách nhanh chóng, kéo theo đó là tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hãng không truyền thống nói chung và đặc biệt là hàng không giá rẻ.
 
Cuộc chiến giá
 
Không thể phủ nhận mức giá mà các hãng hãng không giá rẻ áp dụng luôn khiến cho khách hàng hài lòng và các hãng hàng không sang trọng cũng truyền thống phải "nhăn mặt". Cả ba hãng hàng không lớn khu vực Đông Nam Á đều đưa ra những ưu đãi rất lớn cho khách hàng của mình về giá vé.
 
Với phương châm 'Giờ đây Ai cũng có thể bay', hàng không AirAsia đã thực sự thuyết phục được hàng triệu hành khách. Giá vé máy bay giá rẻ nhưng không vì thế mà khách hàng không được hưởng những dịch vụ tốt mà AirAsia mang lại.
 
Bên cạnh đó, số lượng các chuyến bay và đường bay cũng rất phong phú, đảm bảo nhu cầu của khách luôn được đáp ứng một cách tốt nhất. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp cùng với việc cung cấp các dịch vụ tiện ích miễn phí và không ngừng được đổi mới. AirAsia thực sự đã chinh phục không chỉ khách hàng trong nước, trong khu vực mà còn trên toàn thế giới khi mà mối liên hệ với khách hàng luôn được giữ vững và củng cố không ngừng.
 
Năm 2011, AirAsia được bình chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới lần thứ ba liên tiếp với 19 triệu người ủng hộ. Đây thực sự là môt thành quả không hề nhỏ đối với một hãng hàng không còn non trẻ nhưng với nỗ lực và sáng kiến, họ đã chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
 
 
Quy mô hoạt động được mở rộng không ngừng. Tính cho tới thời điểm hiện tại, hãng đã phục vụ hàng trăm triệu hành khách. Riêng năm 2011, số hành khách của hãng lên tới 30 triệu. Kể từ khi trở thành hãng hàng không giá rẻ vào cuối năm 2001, số lượng nhân viên củ AirAsia đã tăng từ 250 lên con số hơn 8000. Khởi đầu từ 1 máy bay và 1 điểm đến AirAsia đã sở hữu hàng trăm máy bay với hàng trăm điểm đến tại khắp nơi trên thế giới.
 
Cũng giống như các hãng khác, AirAsia bị ảnh hưởng nhiều vào năm trước do giá nhiên liệu tăng cao. Tuy nhiên lợi nhuận của cả tập đoàn vẫn tăng lên mức 1,5 tỷ USD. Trong khi đó các chi phí khác giảm 13%. Vượt qua một năm kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng được cho thành công.
 
Cũng với phương châm phục vụ đại đa số người dân có thu nhập trung bình có nhu cầu vận tải hàng không, hãng hàng không tư nhân tại Jakarta Lion Air chính thực hiện diện trên thị trường vào ngày 30/7/2000. Tuy là một hãng hàng không tư nhân và còn non trẻ nhưng quy mô hoạt động của Lion Air tương đối lớn với thị phần đến 50% các chuyến bay trong nước. Tính cho đến cuối năm 2011, họ có 35 điểm bay nội địa, và nhiều chuyến bay thường xuyên đến các quốc gia trong khu vực như Singapore và Malaysia.
 
Là một trong những hãng đầu tiên tham gia vào thị trường hàng không giá rẻ của châu Á, Lion Air đã thực sự tạo nên một cơn sốt trên thị trường khu vực với sức cạnh tranh không hề nhỏ.
 
Đội ngũ nhân viên luôn được lòng hành khách với phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp và chu đáo. Nhiều dịch vụ bên lề cũng như ưu đãi như đồ ăn miễn phí, chương trình tích điểm thưởng, hoạt động giải trí... được thực hiện một cách thường xuyên đê thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu cũng như mong muốn của hành khách.
 
Với những dự định lớn như nâng cao cơ sở hạ tầng với việc gia tăng một lượng khủng số máy bay, tham vọng của Lion Air sẽ là phát triển hơn nữa và tiến tới mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong khu vực cũng như quốc tế. Hãng cũng dự định sẽ phát hành IPO trong vòng hai năm tới khi đạt được 60% thị phần tại thị trường trong nước.
 
Theo ước tính, vào năm ngoái, hãng phục vụ 27 triệu lượt khách, tăng 30% và dự báo tốc độ tăng trưởng trong tương lai sẽ đạt 15%/năm.
 
Tiger Airways, hãng hàng không giá rẻ của Singapore cũng được biết đến là một thương hiệu tốt trên thị trường. Với thương vụ vừa đạt được khi thâu tóm được hãng hàng không Indoneisia PT Mandala Airline, Tiger Airway sẽ bắt đầu cuộc hành trình khai thác hoạt động kinh doanh từ đây vào tháng Tư tới. Dự đoán, động thái này sẽ giúp thúc đẩy Tiger trở thành một trong những hãng hàng không giá rẻ phát triển nhanh nhất trên thị trường thế giới. Với Mandala, Tiger sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhiều hãng hàng không giá rẻ tại Indonesia trong đó có Lion Air.
 
Sau một thời gian hoạt động với nhiều sáng kiến lớn mang tính đột phá và những chiến lược hợp lý tập trung vào mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ. Mạng lưới của Tiger được mở rộng không ngừng trong khi vẫn giữ được mức chi phí hoạt động thấp. Mặc dù gặp những khó khăn và sự cố nhất định nhưng hiện tại Tiger Airway vẫn là một hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Singapore hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng về số lượng hành khách hàng năm luôn đạt mức cao với 15- 20%.
 
Tiger Airways đang thực hiện việc mở rộng thêm nhiều đường bay trong khu vực Đông Nam Á cũng như quốc tế. Hiện hãng hoạt động tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Úc, Việt Nam, Philippines, Indonesia...
 
Thị trường hàng không giá rẻ sẽ tiếp tục phát triển và thể hiện vai trò của mình trong việc giúp thị trường hàng không thế giới nói chung gượng dậy sau cơn bão khủng hoảng.
 
Với sự hiện diện mang một màu sắc tươi sáng và cuốn hút hơn, hàng không giá rẻ Đông Nam Á cũng với sự góp mặt của những cái tên đầy quyền lực có lẽ sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu vực đang được cho là đầy tiềm năng phát triển.
 

Write a review

Your Name:


Your Review: Note: HTML is not translated!

Rating: Bad           Good

Enter the code in the box below: