DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VN

Brand: QAG
Product Code: qag
Availability: Out Of Stock
$0.00
Qty:
- +
 
Price:

NÉT CỔ KÍNH CỦA KIẾN TRÚC PHÁP XƯA TẠI VIỆT NAM (PHẦN I)

 

Sự giao thoa hài hòa văn hóa Đông – Tây sớm đã du nhập vào đất nước Việt Nam từ rất lâu. Việt Nam không chỉ hấp dẫn bởi lịch sử ngàn năm văn hiến mà còn hết sức lôi cuốn ở nhiều công trình kiến trúc mang phong cách độc đáo.

Trong khoảng 80 năm lịch sử đô hộ, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng rất nhiều công trình đồ sộ và có giá trị lịch sử lớn trên khắp đất Việt. Những công trình mang hơi hướng của nền văn minh Pháp, nằm xen kẽ với kiến trúc bản địa trên những cung đường rộng lớn với hàng cây xanh, hay nép mình trong những góc phố yên tĩnh, nhẹ nhàng luôn có hấp lực mạnh mẽ với du khách mọi miền. Cổ kính và trầm lắng, các kiến trúc cổ điển  vẫn tồn tại vững chãi như một nét son của lịch sử, một khoảng lặng xao xuyến giữa lòng đô thị phồn hoa.

 

Du học Pháp xin giới thiệu một số công trình kiến trúc Pháp lớn còn hiện diện là nét đẹp cổ xưa cần gìn giữ và bảo tồn tại Việt Nam, đại diện là 2 thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Và ngày hôm nay, thành phố Hà Nội sẽ khởi đầu với những nét kiến trúc độc - lạ - đẹp mắt nhé!

1.Sở bưu điện Hà Nội

Sở Bưu điện Hà Nội nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng là một trong những công trình được xây dựng từ khá sớm kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộng với việc lấy khu vực Hồ Gươm làm trung tâm để phát triển.

Tòa nhà đầu tiên do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế và xây dựng vào các năm 1893 – 1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển. Mặt chính của tòa nhà trông ra phố Đinh Tiên Hoàng, mặt bên trông ra phố Lê Thạch ngày nay.

Từ năm 1910 trở đi, tòa nhà đã được tu sửa và mở rộng nhiều lần do có những dấu hiệu thiếu đảm bảo an toàn. Năm 1943, Sở Bưu điện Hà Nội xây dựng thêm một tòa nhà mới mang phong cách kiến trúc hiện đại nằm ở góc phố Đinh Tiên Hoàng và Đinh Lễ. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Henri Cerutti – Maori.

Ngày nay, hai tòa nhà của Sở Bưu điện Hà Nội do Bưu điện thành phố quản lý và sử dụng.

2.Bảo tàng Louis Finot

Bảo tàng Louis Finot được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp cho xây dựng với tên gọi đầu tiên là Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp nằm trên phố Phạm Ngũ Lão ngày nay nhằm bảo quản và lưu giữ tài liệu, hiện vật thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Năm 1932, Bảo tàng này được đổi tên thành Bảo tàng Louis Finot – tên vị Giám đốc đầu tiên của Viện và nay đổi thành Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Bảo tàng Louis Finot do kiến trúc sư Charles Batteur và Ernest Hébrard thiết kế. Năm 1925, thiết kế được phê duyệt với cấu trúc gồm 2 tầng: tầng 1 và tầng 2 dùng để trưng bày hiện vật, tầng hầm dùng làm phòng làm việc và kho bảo quản.

Bảo tàng được khởi công xây dựng vào năm 1926 và hoàn thành vào năm 1932 với diện tích 1.835m2. Đây là một trong những công trình văn hóa được xếp vào loại tiêu biểu nhất, đại diện cho phong cách kiến trúc Đông Dương, kết hợp tinh tế các giá trị của kiến trúc Pháp với kiến trúc bản địa. Hiện, công trình Bảo tàng Louis Finot trở thành trụ sở chính của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 1 Tràng Tiền.

3. Nhà Hát Lớn Hà Nội

Năm 1899, Hội đồng thành phố Hà Nội nhóm họp dưới sự chủ trì của Công sứ - Đốc lí Hà Nội để trình Toàn quyền Đông Dương đề xuất xây dựng một Nhà hát nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của giới chức Pháp tại Hà Nội. Nhà hát Lớn Hà Nội chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 7/6/1901. Năm 1911, công trình chính thức được hoàn thành.

Công trình do hai kiến trúc sư Harley và Broyer thiết kế, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris và được hoàn thành năm 1911. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp.

Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật.

Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường 19/8 ngày nay là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, là minh chứng cho sự phát triển văn hóa - xã hội của Hà Nội và Việt Nam qua các thời kỳ.

4. Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3/9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và đưa vào hoạt động năm 1932. Đây là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ.

Bảo tàng do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 có thể được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách nỗ lực kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa. Không gian chính sảnh hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến 11m.

5. Trường THPT Chu Văn An

Trường THPT Chu Văn An được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycee du Protectorat nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ. Tuy nhiên trường lại thường được biết tới với tên trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ cái tên này từ đó cho tới nay.

Toà nhà cổ kính đẹp nhất trong ngôi  trường ban đầu có tên La villa Schneider lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ. Năm 1999, tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường với tên gọi Nhà Bát Giác.

6. Phủ Chủ tịch (Phủ toàn quyền Đông Dương)

Phủ toàn quyền Đông Dương do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Đây là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương, toà nhà có phong cách hoàn toàn Châu Âu. Năm 1945, toà nhà được đổi tên thành Phủ Chủ Tịch.

Từ khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao làm Trụ sở của Bộ Ngoại giao, nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện, chứng kiến nhiều cuộc họp, quyết định lịch sử quan trọng, liên quan trực tiếp đến chính sách đối ngoại cũng như vận mệnh của đất nước.

Trong 15 năm, từ năm 1945 đến năm 1969, tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp trên 1000 đoàn đại biểu trong nước và ngoài nước.

7. Cầu Long Biên

Cầu Doumer trước đây, nay là cầu Long Biên không chỉ có chức năng giao thông mà vượt lên đó là biểu tượng của kiệt tác kiến trúc và kết cấu thép. Cầu Long Biên được coi là công trình kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ nhưng không hề nặng nề, thô cứng mà lại rất uyển chuyển, duyên dáng vắt qua sông Hồng.

Vào thời kỳ đó, cầu Long Biên thể hiện một thành tựu về trình độ kỹ thuật và xây dựng cầu với chiều dài 1.682m,tiêu tốn 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép, thiết kế theo kiểu dầm chìa. Cây cầu khánh thành năm 1902 và được đặt theo tên của cha đẻ ý tưởng xây dựng là cầu Doumer. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cầu được coi là công trình kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ nhưng không hề nặng nề thô cứng mà lại rất uyển chuyển, duyên dáng vắt qua sông Hồng.

Cây cầu do hãng Daydé & Pillé thiết kế và thi công theo đồ án B với tổng kinh phí là 6.200.000 Franc với 30.000m3 đá và 5.300 tấn thép.

Cầu Long Biên nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên.

8. Chợ Đồng Xuân

Năm 1889,  chợ Đồng Xuân được người Pháp quy hoạch xây dựng trên vùng đất bãi bồi của sông Tô Lịch, gồm 5 dãy nhà, mặt trước là các vòm cuốn theo kiến trúc Pháp. Lịch sử của chợ gắn liền với sự hình thành và phát triển thương mại của đất Thăng Long, là nơi tập trung giao thương lớn nhất Bắc Kỳ thời xưa. Nơi đây còn chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm của Thăng Long- Hà Nội, chứa đựng không ít tinh hoa văn hiến trên mảnh đất kinh kỳ nghìn năm.

Nổi bật nhất trong 60 ngày đêm Hà Nội rực lửa năm 1946, chợ Đồng Xuân ghi đậm dấu ấn quân và dân khu phố Đồng Xuân đã chiến đấu anh dũng, cầm chân và gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Nhờ đó, góp phần bảo vệ cho cơ quan đầu não rút lui an toàn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, cùng Thủ đô được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.

Hiện, chợ Đồng Xuân nắm giữ vai trò đầu mối, phân phối nhiều sản phẩm hàng hoá giúp cân bằng cung cầu của thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc.

9. Ga Hà Nội

Ga Hà Nội- trước đây tên gọi là Ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Từ tháng 6/1940, tại Hà Nội đã thành lập chi bộ Hoa xã Hà Nội lãnh đạo công nhân Đường sắt chống lại sự áp bức, cai trị của Thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Hoa xã Việt Nam đã góp phần vận chuyển hàng hoá, vũ khí; chi viện sức người, sức của cho quân và dân Nam bộ kháng chiến. Đến năm 1955, Tổng cục Đường sắt được thành lập và Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt ra đời. Lúc này trực thuộc Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt gồm 6 chi bộ, trong đó có Chi bộ các nhà ga thuộc Hà Nội. Giai đoạn này miền Bắc bước vào xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thưng chiến tranh, chi viện đắc lực cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai.

10. Nhà thờ Cửa Bắc

Nhà thờ Cửa Bắc là một nhà thờ Công giáoHà Nội, công trình kiến trúc này có nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong không gian đô thị Hà Nội.

Nằm ở số 56 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long nên được gọi tên là Cửa Bắc. Được xây vào năm 1931 - 1932, do một linh mục, kiến trúc sư người Pháp tên là Hébrard thiết kế theo kiểu hình chữ nhật kết hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải và cân bằng với mái vòm ở trung tâm. Có sự biến hóa hài hòa với không gian xung quanh, nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm và có phần tĩnh mịch, gây được ấn tượng về một sự siêu thoát. Kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới, với văn hóa phương Đông.

11.Nhà Tài chính Đông Dương

 Được thi công năm 1925 và nghiệm thu năm 1928. Đây là một trong những công trình đầu tiên thể nghiệm phong cách kiến trúc Đông Dương, do kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp Ernest Hébrard thiết kế.

Hiện, công trình Nha Tài chính Đông Dương được dùng làm trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn Thất Đàm.

12. Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam

Sở Tài chính được khởi công xây dựng năm 1925, hoàn thành năm 1928. Hiện nay, nơi này là trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam. Công trình do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế năm 1924 và được khởi công xây dựng năm 1925, hoàn thành năm 1928.

13. Nhà khách Chính phủ

Bắc Bộ Phủ là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc Kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945 toà nhà được đổi tên lại là Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Kết thúc Chiến trang Đông Dương 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.

14. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện đại học Đông Dương do kiến trúc sư ngươì Pháp là Ernest Hébrad thiết kế năm 1926. Toà nhà hiện nay ở số 19 phố Lê Thánh Tông, cổng chính nhìn thẳng sang phố Lý Thường Kiệt.

15. Bệnh viện K

Để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ung thư của nhân dân khu vực Đông Dương, một tổ chức tư nhân Pháp mang tên: Viện Radium Đông Dương đã ra đời tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 10 năm 1923 do ông Pièrre Moullin phụ trách. Viện hình thành trên toà nhà hai tầng 3 mặt tiền trên phố Tràng Thi, Quán Sứ, Hai Bà Trưng (xây dựng những năm 1915-1920). Dòng chữ Institut du Radium de L'Indochine vẫn được giữ nguyên vẹn trên mặt trước viện.

Cái tên Bệnh viện K được đổi từ 17/7/1969 và dùng cho tới hiện nay, những đường nét hoa văn cổ kính đặc trưng vẫn còn đậm nét trên toà nhà 2 tầng gần 100 năm tuổi.

16. Trường Đại học Đông Dương

Trường Đại học Đông Dương có tòa nhà đầu tiên xây dựng vào năm 1904 nằm trên phố Lê Thánh Tông ngày nay và được mở rộng theo thiết kế của kiến trúc sư Bussy năm 1917. Trước đó, năm 1902, chính quyền Pháp dự kiến xây dựng cơ sở vật chất cho trường Y Khoa – hạt nhân của trường Đại học Đông Dương sau đó.

Tòa nhà chính của trường Đại học Đông Dương do hai kiến trúc sư Lacollonges và Sabrié thiết kế theo phong cách Tân cổ điện, được khởi công vào năm 1924. Năm 1927, trường được hoàn thành, đặt dấu chấm hết cho sự tồn lưu của kiến trúc cổ điển, đánh dấu cho sự trỗi dậy của nghệ thuật pha trộn giữa phương Tây và phương Đông. Sau đó, tòa nhà cánh phải, nhà ăn, phòng ngủ cho sinh viên và nhiều hạng mục khác cũng lần lượt được xây dựng.

Ngày nay, Đại học Đông Dương vẫn được coi là công trình có giá trị lớn về mĩ thuật và kỹ thuật theo lối kiến trúc hiện đại. Công trình đang được trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội quản lý và sử dụng.

17. Tháp nước Hàng Đậu

Tháp nước Hàng Đậu là công trình cấp nước sinh hoạt có từ thời Pháp thuộc xây dựng trên ngã 6 phố Hàng Đậu - Hàng Than - Quán Thánh - Hàng Lược - Hàng Giấy - Phan Đình Phùng. Tháp nước này do người Pháp xây dựng bằng đá phá thành Hà Nội vào năm 1894, nhiều người lầm tưởng đó là lô cốt nên cái tên 'Bốt Hàng Đậu' trở nên quen thuộc từ đó tới nay.

Mong rằng với những khám phá mới này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những nét đặc trưng về Kiến trúc Pháp xưa và nay. Hãy đón chờ Phần II với những khám phá Kiến trúc mới đến từ Thành phố Hồ Chí Minh nhé!

-----------------------------------------------------------------------

Trung tâm ngoại ngữ và du học Quốc Anh

Địa chỉ       :: Số 3/93, Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline       : 0983.598.954 - 0988.555.034

Email          :  tvdh.qag@gmail.com

FanPage    :   https://www.facebook.com/duhocphap.qag.vn/

 

Write a review

Your Name:


Your Review: Note: HTML is not translated!

Rating: Bad           Good

Enter the code in the box below: