10 đường băng đáng sợ nhất thế giới
Product Code: 10 đường băng đáng sợ nhất thế giới
Availability: In Stock
Availability: In Stock
$0.00
Qty:
-
+
Price:
10 đường băng đáng sợ nhất thế giới
Kết thúc ngay tại một bãi biển đông đúc, làm hoàn toàn bằng băng đá hay tọa lạc rất gần phố xá, núi cao... Dưới đây là những đường băng đáng sợ nhất thế giới, có thể khiến cả những phi công kỳ cựu cũng phải 'rùng mình', theo trang Business Insider và Metro.
Đường băng Sea Ice ở Nam Cực không được trải nhựa bê tông mà được làm hoàn toàn bằng nước đá. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chịu tải trọng quá lớn, đường băng có thể bị nứt. Đường băng Sea Ice còn được biết đến với tên gọi “The Ice” - Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Sân bay quốc tế Princess Juliana tại đảo St. Maarten, phía bắc biển Caribbe có thể khiến nhiều người đi tắm nắng và tắm biển sợ hãi. Đường băng của sân bay kết thúc ngay tại bãi biển. Các máy bay cất và hạ cánh gần như bay rất gần du khách trên bãi biển với tiếng ồn lớn và gió mạnh - Ảnh chụp màn hình trangThe Guardian
Sân bay quốc tế Paro, sân bay quốc tế duy nhất của nước Bhutan, cách mực nước biển hơn 2.200 mét, được vây quanh bởi dãy Himalaya. Việc cất cánh và hạ cánh ở đây nguy hiểm đến độ chỉ có một số ít phi công đủ điều kiện để bay vào đây
Máy bay đáp xuống đường băng của Sân bay Barra ở Scotland thực chất là đáp xuống một bãi cát lớn. Tàu bay đến đây hạ cánh theo lịch của thủy triều, nếu không “đường băng” sẽ biến mất hoàn toàn
Sân bay quốc tế Gibraltar (sân bay North Front) là nơi phục vụ cư dân ở Gibraltar - lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Những đường băng của sân bay kết thúc ở bến cảng, bao quanh là thành phố nhộn nhịp và một ngọn núi lớn. Ngoài ra, các đường băng này được phân cách bởi Đại lộ Winston Churchill, một trong những con đường đông đúc nhất Gibraltar. Đại lộ này được đóng lại mỗi khi có máy bay hạ cánh
Sân bay Qamdo Bamda ở Tây Tạng thuộc hàng cao nhất thế giới, tọa lạc tại nơi cách mực nước biển hơn 4.300 mét. Không khí lỏng và đường băng mỏng khiến các tàu bay gặp khó khi lưu thông ở đây
Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla (Nepal) không chỉ ở nơi khá cao so với mực nước biển, mà còn có một trong những đường băng dốc nhất thế giới. Kết thúc điểm của đường băng là các dãy núi. Vì thế, đường băng chỉ đón tàu bay vào buổi sáng, với điều kiện thời tiết tốt
Tương tự như đường băng sân bay Tenzing-Hillary, đường băng của Sân bay Courchevel (Pháp) không chỉ cực kỳ ngắn mà còn cực kỳ dốc. Độ dốc của nó là 18,5%
Sân bay Congonhas ở thành phố Sao Paulo (Brazil) cách trung tâm thành phố chỉ 8 km và có mặt ở đây từ trước khi thành phố bắt đầu phát triển nhanh chóng. Có nhiều nhà cao tầng nằm gần các đường băng
Sân bay Kai Tak ở đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) đóng cửa từ năm 1998. Trước khi “về hưu”, sân bay này được xếp hạng 6 trong số những sân bay đáng sợ nhất hành tinh vì phía bắc đường băng bao phủ bởi núi và nhiều tòa nhà.
Write a review
Your Name:Your Review: Note: HTML is not translated!
Rating: Bad Good
Enter the code in the box below: