Mười lý do thuyết phục để đi du học Pháp

Product Code: Du Học Pháp
Availability: In Stock
$0.00
Qty:
- +
 
Price:

Pháp là nước lớn nhất Tây Âu, lớn thứ ba ở Châu Âu và có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong hơn 500 năm qua, Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở Châu Âu và trên toàn thế giới. Vậy nên chúng ta càng có lý do để đến một đất nước như thế!

1.     Một nền giáo dục chất lượng cao:

Chất lượng của các trường Đại học Pháp đã được công nhận trong nhiều bảng xếp hạng do các báo và tạp chí chuyên ngành nước ngoài công bố, đặc biệt trong lĩn vực quản lý.

2.     Một nền giáo dục được “xuất khẩu”:

Một số chương trình đào tạo của Pháp được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quá trình hợp tác giữa Pháp và Việt nam đã được tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều chương trình đào tạo như CFVG, PFIEV và USTH.

3.     Mối liên hệ chặt chẽ với một nên nghiên cứu khoa học ở trình độ cao:

Những thành công trong khoa học công nghệ cùng với số giải Nobel và các huân chương Field mà Pháp đạt được (Ngô Bảo Châu, huân chương Fields 2010) đã khẳng định Pháp là nước có nền khoa học tiên tiến và nền nghiên cứu năng động. Các chuyên ngành đào tạo ở trường đại học và trường lớn đều dựa trên cơ sở là cac sphongf thí nghiệm uy tín.

4.     Mối liên kết chặt chẽ giữa các trường Đại học và Doanh nghiệp:

Các chương trình đào tạo và giảng dạy được xây dựng với sự tham gia của những nhà chuyên môn làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, các đợt thực tập tại doanh nghiệp đang là một yếu tố bắt buộc của phần lớn các chuyên ngành đào tạo đại học hiện nay. Các khóa thực tập này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập của sinh viên vào môi trường công việc đồng thời mang đến cơ hội được tuyển dụng sau khi quá trình thực tâp kết thúc.

5.     Một nên giáo dục mở đối với sinh viên nước ngoài:

Pháp đứng Thứ 4 trên thế giới về tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Hiện nay, có hơn 6.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Pháp.

6.     Bằng cấp được công nhận ở Châu Âu:

Chương trình giảng dạy đại học của Pháp được xây dựng trên cơ sở 3 bậc học: Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ (LMD). Hệ thống LMD tạo thuận lợi cho việc di chuyển giữa các chương trình học tại Châu Âu.

7.     Mức học phí hợp lý:

Chính phủ Pháp đài thọ phần lớn chi phí học tập thực tế cho sinh viên đăng ký vào các trường công lập. Vì vậy, Pháp là một trong những quốc gia có mức học phí tại các trường công thấp nhất thế giới.

8.     Được hưởng những ưu đãi như sinh viên Pháp:

Sinh viên nước ngoài được trợ cấp về nhà ở, bảo hiểm xã hội, được giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ vui chơi, đi lại và ăn uống. Ngoài ra, sinh viên nước ngoài có thể đi làm thêm mà không cần giấy phép, với thời gian tối đa là 60% thời gian làm việc hàng năm theo quy định chung. Sau khi có bằng thạc sĩ hoặc có bằng tương đương, sinh viên nước ngoài được phép làm việc tại Pháp.

9.     Được học một ngôn ngưc thông dụng:

Có 200 triệu người nói Tiếng Pháp và 745.000 người học ngôn ngữ này trên khắp 5 châu. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc của Cộng đồng Châu Âu và các tổ chức của Liên hiệp quốc. Tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ của thế vận hội. Nước Pháp, cường quốc thứ 5 về thương mại, là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Âu.

10.    Môi trường sống dễ chịu:

Với một nền văn hóa, địa lý và ẩm thực phong phú, Pháp là điểm đến hàng đầu trên thế giới. Hạ tầng cơ sở của Pháp, đặc biệt về giao thông và y tế rất hiện đại. Các trường đại học thường được đặt tại trung tâm thành phố, gần gũi với các hoạt động văn hóa, xã hội. Mạng lưới các tổ chức xã hội ở Pháp là một trong những mạng lưới đa dạng, dày đặc và năng động trên thế giới.

 Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY DU HỌC QUỐC ANH

Trụ sở chính: Số 3/93 Đường Lê Thanh Nghị - Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại: 046.6741.809 / Hotline: 0988.555.034

Email: tvdh.qag@gmail.com 

Yahoo: tvdh_qag@yahoo.com 

Skype: tvdh.qag

Website: duhoc.qag.vn

 

 

Write a review

Your Name:


Your Review: Note: HTML is not translated!

Rating: Bad           Good

Enter the code in the box below: